Xu hướng tiêu dùng và thị trường
Xu hướng tiêu dùng và thị trường

Trong một thế giới bị chi phối bởi sự nhanh chóng và khả năng truy cập đa kênh (omni-channel), chúng ta có thể xây dựng các mô hình tiêu dùng có trách nhiệm không?

Nhanh chóng, tiện lợi, bền vững: những kỳ vọng mâu thuẫn và tương lai của tiêu dùng Trong một năm rưỡi qua — với đại dịch toàn cầu,…

Trên Tháng Mười Hai 16, 2021

Nhanh chóng, tiện lợi, bền vững: những kỳ vọng mâu thuẫn và tương lai của tiêu dùng Trong một năm rưỡi qua — với đại dịch toàn cầu, sự biến động trong cách mọi người làm việc và các nền kinh tế dựa vào sự hỗ trợ đời sống của chính phủ — đã khiến xu hướng tiêu dùng ngày càng gia tăng và đẩy mạnh những xu hướng này vượt quá những gì mọi người có thể nghĩ đến.

Nhận thức về sức khỏe và môi trường được nâng cao đã dẫn đến việc nhiều người muốn việc tiêu dùng của mình có trách nhiệm hơn. Đồng thời, giãn cách và làm việc tại nhà đồng nghĩa với việc bùng nổ mua hàng trực tuyến đối với mọi thứ, từ quần áo đến đồ dùng tạp hóa.

Một báo cáo nghiên cứu từ Facebook và Bain dự đoán rằng chi tiêu trực tuyến trung bình đã tăng 60% từ 238 đô la mỗi người vào năm 2020 lên 381 đô la cho mỗi người tiêu dùng kỹ thuật số. Báo cáo cho biết, bán lẻ trực tuyến ở Đông Nam Á đã tăng từ 5% vào năm 2020 lên 9% vào cuối năm 2021, lưu ý rằng tốc độ nhanh hơn ở Brazil, Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

Sự kết hợp của các yếu tố đã đưa người tiêu dùng lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực hậu cần chuỗi cung ứng, trước đây chủ yếu là ngành B2C. Điều này cũng tạo ra một thách thức cho các công ty hậu cần và khách hàng của họ (ví dụ: các nhà bán lẻ, nhà sản xuất) về lo ngại trong lợi nhuận của mình. Làm thế nào để các công ty và khách hàng có thể tìm ra các giải pháp hoạt động có trách nhiệm với môi trường — cắt giảm lượng khí thải CO2, giảm thiểu chất thải, tạo việc làm tại địa phương — đồng thời đáp ứng nhu cầu B2B và B2C để giao hàng nhanh chóng và thuận tiện, đồng thời giữ chi phí ở mức tối thiểu? Các câu hỏi càng trở nên hóc búa hơn khi xem xét tính phức tạp trong môi trường đô thị dày đặc, nơi mà các loại xe giao hàng đã chiếm 20% lưu lượng giao thông đô thị và là nguyên nhân gây ra 30% ô nhiễm đô thị3. Những hạn chế về không gian và thời gian làm tăng thêm thách thức ở các thành phố, vốn đang tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc di chuyển hàng hóa. Tìm kiếm các giải pháp mới là điều quan trọng nhất.

Các giải pháp, đặc biệt là trong việc giải quyết những thách thức ở việc giao hàng chặng cuối, bao gồm các cửa hàng dùng làm kho phục vụ thương mại điện tử “dark stores”, các nhà kho nhỏ hơn trong hoặc gần các thành phố có mục đích duy nhất là thực hiện các đơn đặt hàng trực tuyến và qua điện thoại. Các giải pháp thay thế cho giao hàng tận nhà cũng đang được đưa lên hàng đầu. Các tủ khóa di động để nhận và trả hàng, cũng như các trung tâm thực hiện đơn hàng vi mô, cùng giải pháp nhấp và lấy hàng “click-and-collect”, đang trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu.

Một trong những sáng kiến ​​của FM Logistic là tại các góc trung tâm thành phố thiết lập các điểm nhận và trả hàng tự động cho mọi thứ, từ thực phẩm tươi sống và đông lạnh đến các gói hàng và bưu kiện lớn. Những góc thành phố FM Logistic này không chỉ mang lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng; chúng cũng có khả năng giảm thiểu giao thông, tiếng ồn và ô nhiễm nhờ sự tương hỗ của các phương tiện, tạo ra nhiều việc làm mới trong thành phố và phát triển nền kinh tế tuần hoàn.


Tại Ấn Độ, FM Logistic cũng đã giới thiệu dịch vụ sử dụng xe điện (EV) trong năm nay để thực hiện các cam kết giao hàng trong giới hạn thành phố ở Bengaluru. Sáng kiến này là một phần trong chương trình thí điểm ban đầu của FM Logistic nhằm kiểm tra tính hiệu quả của dự án trong việc thực hiện các mô hình giao hàng đô thị và vào các khu vực tập trung địa phương (hyper local). Xe điện sẽ được sử dụng để thực hiện việc giao hàng trong nội thành cho khách hàng của họ trong các phân khúc Hàng tiêu dùng nhanh, Thực phẩm, Dược phẩm và Bán lẻ.

Những ý tưởng này kết hợp với những thay đổi lớn khác trong thế giới hậu cần, được dẫn đầu bởi sự phát triển của phương pháp bán lẻ đa kênh (omni-channel) – sử dụng nhiều nền tảng, được liên kết liền mạch, nhằm tiếp cận người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu của họ, đồng thời nâng cao hiệu quả. Từ góc độ hậu cần, omni-channel mang lại cơ hội tạo ra hiệu suất cho toàn bộ các lĩnh vực, ngay cả giữa các khách hàng cạnh tranh, cho phép việc sử dụng hiệu quả hơn về kho bãi, vận chuyển và đóng gói trong khi giảm thiểu các loại chất thải khác.

Sự nâng cao tầm nhìn về hành vi của người tiêu dùng trong lĩnh vực hậu cần dẫn đến sự nâng cao về trách nhiệm. Sự giám sát và minh bạch dữ liệu sẽ trở thành chìa khóa, cho cả việc xác định hiệu suất và nâng cao nhận thức về tính bền vững của người tiêu dùng, đối tác bán lẻ và các cơ quan chính phủ. Trong góc nhìn tổng thể của tất cả những nỗ lực này, từ các giải pháp omni-channel đến các giải pháp last-mile, ngành công nghiệp hậu cần đang chuyển đổi từ giai đoạn phân chia các cánh sang giai đoạn trung tâm, với cơ hội trở thành người dẫn đầu trong loại hình phát triển bền vững chú trọng việc bảo vệ môi trường cũng như những người tiêu dùng có trách nhiệm.

Nội dung này có thú vị, hữu ích không?